Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là gì? Các công bố khoa học về Viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là tình trạng phổ biến do vi khuẩn, nấm hoặc virus, ảnh hưởng đến nam và nữ. Nguyên nhân gây viêm bao gồm nhiễm Chlamydia, nấm Candida, virus HSV, HPV, hoặc dị ứng. Triệu chứng bao gồm ngứa, đau, tiết dịch bất thường. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm. Điều trị tuỳ thuộc nguyên nhân với kháng sinh, thuốc chống nấm, kháng virus. Phòng ngừa bằng tình dục an toàn, vệ sinh tốt, và khám sức khỏe định kỳ. Nhận thức đúng giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Viêm Nhiễm Đường Sinh Dục Dưới: Tổng Quan

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một tình trạng y tế phổ biến ảnh hưởng đến cả nam và nữ, thường gây ra bởi vi khuẩn, nấm hoặc virus. Đây là một trong những lý do thường gặp khiến bệnh nhân tìm kiếm tư vấn y tế. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và quan hệ tình dục.

Nguyên Nhân Gây Viêm Nhiễm Đường Sinh Dục Dưới

Nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới có thể bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn như Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm.
  • Nhiễm nấm: Candida albicans là một loại nấm men thường gây nhiễm nấm âm đạo.
  • Nhiễm virus: Virus herpes simplex (HSV) và virus papilloma ở người (HPV) cũng có thể gây viêm nhiễm.
  • Viêm không do nhiễm trùng: Dị ứng hoặc kích ứng với các sản phẩm hóa học như xà phòng, chất bôi trơn hoặc bao cao su.

Triệu Chứng Của Viêm Nhiễm Đường Sinh Dục Dưới

Triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bao gồm:

  • Ngứa hoặc kích ứng ở khu vực sinh dục
  • Tiết dịch bất thường, có mùi hôi hoặc màu sắc khác thường
  • Đau khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục
  • Xưng tấy hoặc đỏ da ở vùng sinh dục

Chẩn Đoán Viêm Nhiễm Đường Sinh Dục Dưới

Chẩn đoán viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường bao gồm thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm dịch âm đạo hoặc niệu đạo để tìm sự hiện diện của vi khuẩn, nấm hoặc virus.
  • Kiểm tra pH âm đạo, đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ nhiễm nấm men.
  • Sinh thiết da hoặc mô, trong trường hợp viêm kéo dài không rõ nguyên nhân.

Điều Trị Viêm Nhiễm Đường Sinh Dục Dưới

Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục dưới phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể:

  • Kháng sinh: Được sử dụng cho các nhiễm khuẩn như lậu hoặc chlamydia.
  • Thuốc chống nấm: Dùng trong trường hợp nhiễm nấm men.
  • Thuốc kháng virus: Được kê đơn cho các trường hợp nhiễm virus HSV.
  • Biện pháp tại chỗ: Như kem hoặc gel chống viêm hoặc giảm đau.

Phòng Ngừa Viêm Nhiễm Đường Sinh Dục Dưới

Việc phòng ngừa viêm nhiễm đường sinh dục dưới là quan trọng và có thể thực hiện thông qua các biện pháp như:

  • Thực hành tình dục an toàn, sử dụng bao cao su.
  • Duy trì vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng sản phẩm tẩy rửa trung tính.
  • Điều trị tích cực cho các đối tác tình dục có biểu hiện viêm nhiễm.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Kết Luận

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Việc tăng cường nhận thức về nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe sinh sản và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "viêm nhiễm đường sinh dục dưới":

Đánh giá kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi đến khám tại Khoa Phụ - Sản, Bệnh viện Bạch Mai
Tạp chí Phụ Sản - Tập 15 Số 3 - Trang 126 - 130 - 2017
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi đến khám tại khoa Phụ - Sản, bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 260 phụ nữ có tuổi 18-49 đến khám phụ khoa từ 01/12/2015 đến 30/04/2016. Kết quả và kết luận: 97.7% phụ nữ đã từng nghe nói đến bệnh VNĐSDD, 90.4% biết dấu hiệu ngứa âm hộ; 4.2% không biết bất kỳ dấu hiệu nào, 91.5% biết nguyên nhân gây bệnh là vệ sinh kém; 6.5% không biết nguyên nhân gây bệnh nào, Tỷ lệ phụ nữ đạt mức độ kiến thức tốt là 28.8%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ kiến thức về bệnh VNĐSDD với các đặc điểm: nơi sống, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình (p<0.05).
#Kiến thức #viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số đặc điểm liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối
Tạp chí Phụ Sản - Tập 18 Số 2 - Trang 23-29 - 2020
Đặt vấn đề: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một trong những rối loạn thường gặp nhất khiến bệnh nhân tìm đến bác sỹ sản phụ khoa. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai được báo cáo rất cao. Mục tiêu:Mô tả tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối và tìm hiểu một số đặc điểm liên quan viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Sử dụng kỹ thuật nhuộm Gram và nuôi cấy định danh vi khuẩn dịch âm đạo. Kết quả: Nghiên cứu trên 103 phụ nữ mang thai từ 28 tuần trở lên có tiết dịch âm đạo bất thường. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 46,6%. Các tác nhân gồm 32,0% nhiễm nấm Candida âm đạo; 13,6% nhiễm khuẩn (kỵ khí) âm đạo và 15,5% viêm hiếu khí âm đạo. Có 13 sản phụ (12,5%) nhiễm kết hợp các tác nhân. Tỷ lệ sản phụ nhiễm Liên cầu nhóm B đường sinh dục dưới là 4,9%. Tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh sớm của trẻ sinh ra từ sản phụ có nhiễm Liên cầu nhóm B đường sinh dục dưới cao hơn trẻ sinh ra từ sản phụ không nhiễm (p<0,05). Kết luận: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối cao. Các tác nhân thường gặp theo thứ tự là nấm Candida, vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình hình nhiễm Liên cầu nhóm B đường sinh dục dưới của sản phụ với tình hình nhiễm trùng sơ sinh sớm của trẻ.
#Đường sinh dục dưới #nấm Candida #nhiễm khuẩn âm đạo #viêm âm đạo hiếu khí #Liên cầu nhóm B #nhiễm trùng sơ sinh sớm
Nghiên cứu hiệu quả lâm sàng của điều trị viêm nhiễm đường sinh dục dưới bằng viên đặt Vagikit
Tạp chí Phụ Sản - Tập 12 Số 2 - Trang 72-74 - 2014
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp trong lâm sàng phụ khoa, được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, điều trị khỏi và bền vững còn gặp nhiều khó khăn. Vagikit là viên đặt âm đạo được cho là tác dụng với nhiều tác nhân gây viêm nhiễm dường sinh dục nhưng chưa được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của viên đặt âm đạo vagikit trong điều trị viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 110 phụ nữ có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm chứng tỏ có viêm đường sinh dục dưới. Sau điều trị 1 chu kỳ kinh bệnh nhân được khám lại để đánh giá hiệu quả của thuốc. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ khỏi và thuyên giảm chung cho các nguyên nhân gây bệnh 86,36%; Tỷ lệ khỏi và thuyên giảm do nấm là 80%; Tỷ lệ khỏi và thuyên giảm do Gardnerella vaginalis 58,82%; Tỷ lệ khỏi và thuyên giảm do vi khuẩn khác là 90%; Tỷ lệ khỏi và thuyên giảm do nhiều nguyên nhân kết hợp là 92,31%; Tác dụng phụ: nóng rát âm đạo gặp 1,82%. Kết luận: Vagikit điều trị viêm âm đạo do các nguyên nhân có tỷ lệ khỏi và thuyên giảm cao, thuốc ít có tác dụng phụ.
#Vagikit #viêm nhiễm đường sinh dục dưới
THỰC TRẠNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI CỦA PHỤ NỮ TRONG TUỔI SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH
  Đặt vấn đề: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh viêm nhiễm tại cơ quan sinh sinh dục phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không những ảnh hưởng sức khỏe phụ nữ mà còn hưởng đến tinh thần, khả năng làm vợ, làm mẹ sau này. Mục tiêu nghiên cứu:  Xác định tỷ lệ và mô tả kiến thức đối tượng về viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 340 phụ nữ đến khám bệnh tại khoa khám Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh từ tháng 4-8/2020. Kết quả: Tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 12,1%, trong đó phổ biến nhất là viêm âm đạo đơn thuần 46,3%. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm nhiễm đường sinh dục dưới là sốt với tỷ lệ 100%. Kiến thức về bệnh đạt tỷ lệ từ 7,4% đến 39,7%, trong đó nhận biết nguyên nhân mắc bệnh do vệ sinh bộ phận sinh dục kém chiếm 34,4%, kiến thức về phòng ngừa bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày đạt 39,4%. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tỷ lệ kiến thức của đối tượng nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu gần đây. Nên cung cấp thêm kiến thức và cách phòng ngừa bệnh cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bởi các chuyên gia sản khoa.    
#Viêm nhiễm đường sinh dục dưới #phụ nữ #độ tuổi sinh sản
Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 18-49 tuổi tại thành phố Nam Định
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 1-12/2018. 822 phụ nữ từ 18- 49 tuổi sử dụng dịch vụ tại trạm y tế được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn về các nội dung kiến thức và thực hành dự phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Công cụ sử dụng được xây dựng dựa vào các y văn hiện có và một số nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng nhận biết được các dấu hiệu của bệnh đạt từ 38,5%-86,6%; nhận biết được nguyên nhân gây bệnh đạt từ 48,4%-87,8%; nhận biết được tác nhân gây bệnh từ 38,9%-85,4%; nhận biết được các hậu quả của bệnh từ 41,5%-85,5% và nhận biết được các biện pháp dự phòng bệnh từ 72,5%-88,3%. Có tới 94,5% đối tượng sử dụng băng hợp vệ sinh khi hành kinh; 94,3% thay băng vệ sinh ≥ 3 lần/ngày khi hành kinh; 90% rửa bộ phận sinh dục ≥ 3 lần/ngày khi hành kinh; 73,4% đối tượng rửa bộ phận sinh dục đúng cách và 42% rửa bộ phận sinh dục ≥ 3 lần/ngày. Kết luận: Đối tượng nghiên cứu có kiến thức về bệnh và thực hành phòng chống bệnh là tương đối tốt. Mặc dù vậy vẫn còn một một số phụ nữ chưa nhận biết được dấu hiệu, nguyên nhân, tác nhân, hậu quả và biện pháp dự phòng bệnh cũng như có hành vi chưa phù hợp khi bị bệnh.
#kiến thức #viêm nhiễm đường sinh dục #phụ nữ
22. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ TỪ 15 ĐẾN 49 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH TRÀ VINH
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 65 Số 4 - Trang - 2024
Đặt vấn đề: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới phổ biến ở phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi gây nhiều ảnhhưởng đến sức khỏe sinh sản và toàn thân. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dướiở phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang trên 340 phụ nữ từ 15 đến 40 tuổi tại phòng khámcủa bệnh viện trong khoảng thời gian tháng 4 - 8 năm 2020. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đối tượngnghiên cứu bằng bộ câu hỏi được cấu trúc và quan sát hồ sơ người bệnh ngoại trú. Kết quả: Qua phân tích hồi qui logistic đa biến cho thấy phụ nữ có đặt vòng tránh thai liên quan đếntỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao hơn với OR = 36,00 (95% KTC: 1,57 - 826,12). Kết luận: Biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung là yếu tố liên quan độc lập đến viêm nhiễmđường dục dưới ở phụ nữ trong nghiên cứu. Mặc dù, vẫn chưa có đủ bằng chứng mạnh về mối quanhệ nhân quả này, nhân viên y tế nên tư vấn sức khỏe phòng bệnh liên quan đến biện pháp tránh thaivà thực hành vệ sinh phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
#Viêm đường sinh dục #phụ nữ #yếu tố liên quan #dụng cụ tránh thai
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tìm hiểu yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh của phụ nữ tại 13 xã – Huế và Quảng Trị năm 2013
Tạp chí Phụ Sản - Tập 12 Số 3 - Trang 28-31 - 2014
Mục tiêu: Mô tả thực trạng viêm đường sinh dục dưới của phụ nữ tại 13 xã ở Huế và Quảng Trị và đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị của DDVSPN Dạ Hương tại 2 xã Quảng Thành và Quảng Ngạn (Huế). Phương pháp nghiên cứu: Điều tra mô tả cắt ngang và can thiệp có so sánh. Kết quả: MT 1. Tỷ lệ VĐSDD tại 13 xã là 63,9%. Trong số VĐSDD viêm âm đạo chiếm 73,7%, viêm CTC là 24,1%. Tỷ lệ viêm do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 77,8%, viêm do nấm là 14%. Thói quen vệ sinh (rửa sâu vào âm đạo, vệ sinh trước/sau khi quan hệ tình dục, mặc đồ lót chật) liên quan đến VĐSDD (p< 0,05). MT2. Sau hỗ trợ điều trị với Dạ Hương viêm âm đạo giảm từ 64,6% xuống 24%, viêm do nấm giảm từ 17% xuống 6,8% Tỷ lệ đối tượng hài lòng khi sử dụng Dạ Hương đạt 99%, tỷ lệ thầy thuốc nhận xét sản phẩm ở mức độ tốt vừa chiếm 76,5%. Từ khóa: Viêm đường sinh dục dưới, Thói quen vệ sinh, Dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Tổng số: 7   
  • 1